Tuesday 4 August 2015

9 phương pháp xử lý phản đối của khách hàng

9 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẢN ĐỐI CỦA KHÁCH HÀNG

Không phải lúc nào các thương vụ bán hàng cũng diễn ra trôi chảy, tốt đẹp. Không phải lúc nào bạn cũng khiến khách hàng ưng ý và đi đến quyết định mua hàng chỉ qua vài lời giới thiệu sản phẩm. Ngược lại, gặp sự phản đối từ phía khách hàng lại là chuyện thường tình như cơm bữa. Vậy làm thế nào để xử lý các tình huống đó? Bán hàng như chuyên gia xin được giới thiệu với các bạn 9 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẢN ĐÓI CỦA KHÁCH HÀNG. Hãy cùng khám phá nhé!


1. Phủ nhận gián tiếp
Sự phản đối của khách hàng là hoàn toàn có cơ sở nhưng cũng có vài điểm chưa hợp lý. Khi đó, cần công nhận những điểm đúng trước sau đó tìm sự đồng tình của khách hàng về những điểm chưa hợp lý. Mức độ thành công lệ thuộc vào tâm lý của người giao tiếp.

2. Đặt câu hỏi từ lời phản đối
Biến câu phản đối thành câu hỏi của mình. Thái độ người bán có ý nghĩa quyết định. Các câu hỏi nêu cần thành thật và thăm dò và dành thời gian cho khách hàng trả lời. Khách hàng hết sức hài lòng khi nghe trình bày những gì mình quan tâm.

3. Chứng minh lợi ích cao
Khách hàng thường nêu sản phẩm có tính năng không cao hơn sản phẩm khác nhưng giá lại cao hơn nhiều. Khi đó, cần chứng minh lợi ích và hiệu quả cụ thể.

4. Chứng minh sản phẩm
Khi khách hàng so sánh sản phẩm của người bán với sản phẩm cạnh tranh khác, nêu rõ những lợi thế của sản phẩm mình. Cần kiên trì giải thích bằng những lý lẽ hết sức thuyết phục.

5. Phân tích ưu nhược điểm
Dùng những điểm mạnh để khỏa lấp những nhược điểm của sản phẩm mình so sản phẩm cạnh tranh. Nếu khách không quan tâm điểm mạnh của sản phẩm thì tìm sản phẩm khác.

6. Phương pháp 3F : Feel – Felt – Found
Từ cảm nhận (feel) của khách hàng trong khi người khác đã cảm thấy (felt) tiến tới phát hiện (found) dẫn đến đặt hàng,.v.v…

7. Mời dùng thử
Thường áp dụng khi chào sản phẩm mới. Nó thể hiện quan tâm và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng qua lần tiếp xúc đầu tiên. Thăm viếng sau đó để xem kết quả chào hàng.

8. Trì hoãn
Thích hợp khi khách hàng muốn biết giá hàng quá sớm. Hãy hỏi thêm khách hàng để hiểu rõ thêm nhu cầu khách hàng rồi thăm dò phản ứng của khách hàng.

9. Làm lơ
Áp dụng do không thể trả lời những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng. Cần sử dụng kinh nghiệm để xác định những vấn đề gì cần bỏ qua; và cũng cần hết sức quan tâm thái độ của khách hàng khi bỏ qua những vấn đề mà khách hàng đã nêu không đúng sự thật để giúp khách hàng hiểu đúng bản chất sự việc.
ST

0 nhận xét :

Post a Comment