Sunday 27 September 2015

Những lỗi thường gặp trong hồ sơ ứng tuyển

Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển thật tốt là việc không hề dễ dàng. “Vạn sự khởi đầu nan”. Bộ hồ sơ ứng tuyển có vai trò rất quan trọng trong việc tạo những ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng và mở đường cho buổi phỏng vấn. “Đầu xuôi, đuôi lọt” vì vậy có nhiều ứng viên đánh mất cơ hội việc làm của mình vì đã mắc phải một số lỗi dưới đây khi chuẩn bị bộ hồ sơ ứng tuyển.

#1. “Tôi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực mới”

Công việc bạn mong muốn là đòi hỏi bạn phải thành thạo những kỹ năng gì? Bạn đã rèn luyện được những kỹ năng cần thiết đó hay chưa? Trong hồ sơ của mình, bạn hãy tập trung làm nổi bật những kỹ năng đó. Thay vì liệt kê những công việc trong lĩnh vực mà bạn đã từng làm, hãy liệt kê những kỹ năng, kiến thức để bạn làm xuất sắc công việc sắp tới. Cho dù đó là kỹ năng gì thì cũng cần bạn phải rèn luyện hàng ngày. Bí quyết của người xuất chúng là 10 năm & 10.000 giờ rèn luyện.

#2. “Bằng cấp của tôi không phù hợp với lĩnh vực tôi dự định ứng tuyển” 

Bạn không phải quá lo lắng vì bằng cấp của bạn không liên quan tới ngành nghề mà bạn chuẩn bị ứng tuyển. Thực tế đã chứng mình có rất nhiều người ra trường làm công việc không có liên qua tới bằng cấp của mình đã học và họ rất thành công. Hãy tập trung trình bày những kỹ năng của bạn phù hợp với công việc thay vì bằng cấp trong hồ sơ. Hãy chỉ cần giới thiệu bằng cấp mà bạn có để nhà tuyển dụng biết được nền tảng học vấn của bạn.

#3. “Tôi đã rời bỏ công việc cũ đã lâu”

Đừng giấu giếm việc bạn đã nghỉ làm việc trong một thời gian dài (có thể là do hoàn cảnh gia đình, do yếu tố khách quan của thị trường lao động) sau đó mới ứng tuyển công việc mới. Thực tế có nhiều người đã nghỉ trong một thời gian dài rồi trở lại làm việc. Hãy trình bày điều này trong đơn ứng tuyển của bạn. Nếu bạn phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc người thân hay điều trị bệnh..., hãy cứ viết trong đơn ứng tuyển. Nếu bạn đã tìm việc trong một thời gian dài những chưa có kết quả khả quan, hãy tham gia tình nguyện vào một tổ chức hay hoạt động vì cộng đồng, điều đó cũng giúp bạn phần nào rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết cho những công việc sau này. Làm công việc tự do (freelanching) cũng là một cách để bạn lấp khoảng trống trong thời gian tìm công việc mới. Và cũng đừng ngần ngại liệt kê điều này trong hồ sơ ứng tuyển nhé!

#4. “Tôi thường xuyên phải nhảy việc”

Mọi người sẽ nói rằng bạn là một người thường xuyên nhảy việc vì họ biết bạn trải qua quá nhiều công việc. Đó cũng không hẳn là điều bất lợi nếu bạn tìm công việc mới vì khát vọng xây dựng sự nghiệp của mình hơn là chỉ vì ở nơi làm việc mới có chế độ lương thưởng tốt hơn chỗ cũ. Điều này lại thể hiện sự chủ động của bạn, đó có thể chính là điều mà nơi làm việc mà bạn muốn ứng tuyển lại chờ đợi ở bạn. Hãy liệt kê những công việc bạn đã từng trải qua (cũng đừng liệt kê những công việc nào bạn chỉ làm trong thời gian rất ngắn - dưới 3-4 tháng) và phải cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn thường xuyên “nhảy việc” là trong lộ trình xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Các nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi về điều này nên hãy chuẩn bị cho mình câu trả lời thuyết phục nhé! Đừng nói với nhà tuyển dụng bạn nghỉ việc ở chỗ cũ chỉ vì bất mãn với cấp trên hay do xung khắc với đồng nghiệp, việc này có thể khiến bị loại không thương tiếc.
#5. “Tôi không làm lâu dài được với công việc cũ”

Có phải bạn nhận ra chỉ sau một hai tháng rằng công việc trước kia không phù hợp với mình? Hoặc có phải công ty trước đã cho bạn nghỉ việc? Trong cả hai trường hợp, nếu bạn làm một việc gì đó ít hơn 2 tháng, tốt nhất là đừng đưa nó vào CV. Nếu thời gian đó lâu hơn 2 tháng, bạn có thể liệt kê ra, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, thậm chí là trình bày luôn trong thư xin việc. Bất kể bạn nghỉ việc sớm là do biến động kinh tế hay do đó không phải công việc mong muốn của bạn, hãy cứ nói thật với người phỏng vấn. Điều đó cho thấy sự trung thực của bạn, mà nhà tuyển dụng nào thì cũng đánh giá cao sự trung thực.

Xem thêm: 63 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng và cách trả lời

#6. “Tôi có quá nhiều thứ muốn thể hiện trong CV nhưng không biết chọn hay bỏ cái nào”

Sẽ có những yêu cầu về hồ sơ ứng tuyển khác nhau từ những nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp. Có nhà tuyển dụng yêu cầu những hồ sơ ứng tuyển thật dài, có nhà tuyển dụng chỉ cần một hồ sơ ứng tuyển càng ngắn gọn càng tốt. Việc lựa chọn sẽ trình bày những gì trong hồ sơ ứng tuyển là không đơn giản. Có một nguyên tắc cơ bản là hãy trình bài tối đã 15 năm kinh nghiệm làm việc hoặc 5 công việc mà bạn đã từng làm.

#7. “Bằng cấp, kinh nghiệm của tôi cao hơn yêu cầu của công việc mới”

Cho dù bạn đang tìm một công việc hoàn toàn mới hay chỉ là cần có một công việc để làm thì bạn vẫn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển phù hợp cho cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung trình bày những kỹ năng mà bạn thành thạo chứ không phải chỉ là bạn đã làm được gì hay mức độ hiểu biết của bạn. Một hồ sơ ứng tuyển tương ứng với công việc kỳ vọng kèm một lá thư ứng tuyển được viết cẩn thận là chìa khoá tới thành công.

#8. “Tôi thiếu kinh nghiệm”

Nếu bạn đã tìm được công việc đúng như mong muốn của mình nhưng đề cập đến những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn chưa hề có. Không sao cả, bạn hãy cứ nộp hồ sơ đi. Mô tả về công việc đơn thuần là những đặc điểm mà những nhà tuyển dụng kỳ vọng ở các ứng viên. Có nhiều ứng viên không thể đáp ứng được hết tất cả những mong muốn đó. Hãy trung thực trình bày kinh nghiệm và kiến thức của mình đang có và đừng quên cho nhà tuyển dụng biết mong muốn luôn luộn được hỏi hỏi và phát triển.

#9. “Tôi không dùng đúng từ ngữ phù hợp”

Bạn biết rồi đấy, hồ sơ và đơn ứng tuyển là những thứ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Hãy sử dụng ngôn từ và văn phong phù hợp. “Tiểu tiết tạo tinh tuý”. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp từ những điều mà mọi người thường cho là “nhỏ nhặt” và thường bỏ qua và do đó nhà tuyển dụng cũng sẵn sàng “bỏ qua” bạn luôn. Trong hồ sơ, hãy sử dụng những từ ngữ thể hiện hành động cụ thể như “điều hành”, “quản lý”, “biên tập”... thay vì chỉ dùng 1 từ chung chung như “làm”...

#10. “CV của tôi có quá nhiều lỗi chính tả”

Đây là một vấn đề hoàn toàn mang tính chất kỹ thuật. Nếu bạn không tự tin với khả năng kiểm soát lỗi chính tả của mình, bạn hãy sử dụng những phần mềm kiểm tra chính tả, tốt nhất là hãy nhờ nhiều người đọc trước hồ sơ ứng tuyển của bạn trước khi bạn gửi đi. “Cẩn tắc vô áy náy”. Dành đủ thời gian để có một bộ hồ sơ ứng tuyển hoàn hảo được chuẩn bị kỹ lượng chắc chắn là vô cùng tuyệt vời. Ít nhất thì bạn cũng rèn luyện cho mình sự cẩn thận, chắc chắn khi làm bất kỳ một việc gì. Đây là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn các ứng viên có được.

Chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển là việc tương đối phức tạp, nhưng hãy dành thời gian để suy nghĩ kỹ xem bạn nên trình bày những nội dung gì trong hồ sơ và làm cách nào để tránh được những lỗi cơ bản trên đây. Và việc trả lời phỏng vấn của bạn sau này sẽ rất là nhàn nhã.

0 nhận xét :

Post a Comment