Wednesday 25 December 2013

Marketing thời khủng hoảng ( Hội Marketing Hà Nội- phần 1)

Marketing trong thời kỳ khủng hoảng chưa bao giờ nóng đến như vậy, khắp các diễn đàn- hội thảo Marketer bàn luận về vấn đề này nhưng thực tế có hiệu quả hay không, lựa chọn phương pháp Marketing nào còn là câu hỏi bỏ ngỏ?
Điểm lại kinh tế thế giới từ  khó khăn của kinh tế Mỹ đến khủng hoảng nợ công Châu Âu, khu vực Eurozone, biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Cận Đông… gần đây nhất là tranh chấp căng thăng tại biển Đông. Kinh tế Việt Nam cũng gánh chịu chung khủng hoảng, thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng… hàng loạt vấn đề đặt ra với các nhà quản lý vĩ mô.
Về phía doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rõ rệt, theo số liệu  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm 2012, đã có 17.735 doanh nghiệp phá sản, số lượng còn tiếp tục tăng vào quý 4. 2012
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để tránh rơi vào tình trạng trên, các Marketer có kế hoạch gì giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Ở phần 1, Hội Marketing Hà Nội có một vài lời khuyên cho các Marketer như sau:
1. Xác định lại nhu cầu khách hàng & đáp ứng nhu cầu đó
    Cốt lõi của Marketing là quá trình từ xác định nhu cầu khách hàng đến đáp ứng được nhu cầu đó, vậy các Marketer phải nhận định rằng đã đến thời điểm phải xác định lại nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu xem nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ khủng hoảng là yếu tố ban đầu quyết định cách thức marketing tiếp theo của doanh nghiệp
    Trong thời kỳ khó khăn sức mua giảm, khách hàng bắt đầu thay đổi thói quen mua sắm. Hầu hết họ đều quan tâm đến các “ giá” các sản phẩm dịch vụ, vậy về phía các Marketer làm gì để tham gia cuộc chiến về “giá”
- Rà soát & cắt giảm các nguồn lực không cần thiết như sản xuất, phân phối, chiêu thị… để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ
- Sử dụng các phương pháp giảm giá, khuyến mãi, tri ân, mua x tặng x, xả hàng, thanh lý …lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ
Khủng hoảng kinh tế, khách hàng trở về đúng nghĩa với tên gọi “ khách hàng là thượng đế”. Trong thời điểm hưng thịnh của kinh tế: một nhà cung cấp có hàng trăm ngàn khách hàng, hiện tại: một khách hàng có quyền lựa chọn hàng trăm nhà cung cấp. Vậy các Marketer làm gì để giữ chân khách hàng, đó là “dịch vụ”.
- Bao gồm dịch vụ trước, trong và sau bán hàng.
- Bao gồm quy trình thực hiện chăm sóc khách hàng thân thiết, chăm sóc khách hàng tiềm năng… các chiêu thị mang lại lợi ích thật sự cho khách hàng.
Khi toàn bộ nhân viên, quản lý trong doanh nghiệp thấm nhuần “Khách hàng là số một” và  khách hàng cảm thấy hài lòng nhất về dịch vụ, đảm bảo doanh nghiệp sẽ thành công
2. Chiến lược Marketing mới
    Tư duy chiến lược từ mô hình cạnh tranh sang mô hình liên minh hợp tác. Khi cuộc chiến về giá và dịch vụ lên cao trào, khách hàng là người có lợi nhất và cuộc đào thải của doanh nghiệp trở nên khắc nghiệt nhất. Nếu doanh nghiệp không sớm tìm đồng minh cho mình sẽ rơi vào tình trạng khó khăn “ hụt hơi vì vốn” hay“ tồn kho vĩnh viễn”….
    Marketing liên minh, hợp tác có nhiều cách như sau:
- Doanh nghiệp gia tăng giá trị thương hiệu và cổ phần hóa, kêu gọi vốn đầu tư cho một hoặc nhiều sản phẩm-dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing sẽ có thêm một yếu tố quan trọng là Marketing dựa trên giá trị cổ đông ( quản điểm Marketing hiện đại về việc tạo ra giá trị tài chính).
Quan điểm này như sau: Các hoạt động marketing ngắn hạn tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận sẽ làm xói mòn khả năng cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Việc các Marketer cắt giảm các chi phí, tài sản ngắn hạn nhanh chóng thu được lợi nhuận trước mắt nhưng bỏ qua rất nhiều cơ hôi mới trong tương lai. Chiến lược Marketing nhắm tới tối đa hóa giá trị cổ đông lại khác, tập trung vào việc nhận dạng các cơ hội tăng trưởng và xây dựng lợi thế cạnh tranh….
- Doanh nghiệp liên minh với doanh nghiệp cùng thị trường, việc xác nhập giúp doanh nghiệp khỏe hơn, thị trường mới mở ra cho các Marketer nhiều cơ hội hơn. Thực tế tại Việt Nam việc thâu tóm nhau, cá lớn nuôt cá bé nhiều hơn là liên minh, nhưng liên minh thương mại cùng ngành thực chất lại giúp doanh nghiệp tồn tại và đi xa hơn trong việc phát triển thương hiệu của mình.
- Doanh nghiệp hợp tác với đối tác khác thị trường trên quan điểm Win-Win. Nếu cả hai thị trường có nhiều điểm tương đồng về khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất & tiêu thụ cũng như chia sẻ khách hàng. Nếu hai thị trường khác nhau về loại hình kinh doanh, khách hàng mục tiêu… buộc hai doanh nghiệp phải chia sẻ cách thức kinh doanh, áp dụng một cách nhìn mới vào thị trường cũ sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi phù hợp
Quan trọng hơn cả doanh nghiệp cần chọn mặt gửi vàng, tìm đối tác phù hợp, thay đổi từ chiến lược marketing từ mục tiêu cạnh tranh sang liên minh hợp tác .. không những giữ vững thị trường hiện tại mà còn mở rộng được thị trường mới trong tương lai.
…. ( còn tiếp- Marketing Online chìa khóa mới cho thành công)
(Nguồn từ: Hội Marketing Hà Nội)

0 nhận xét :

Post a Comment